QUYỀN DỰ HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TRONG CTCP ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020?
“Điều 144. Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.
3. Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;
đ) Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.”
Theo đó, cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác hoặc gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử hoặc gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.
Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền. Cá nhân, tổ chức được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.
Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã sửa đổi khoản 1 điều luật theo hướng mở rộng quyền ủy quyền dự họp của cổ đông, nếu như trước đây, cổ đông chỉ được quyền ủy quyền cho 01 người dự họp Đại hội đồng cổ đông thì luật mới đã cho phép cổ đông được ủy quyền cho 01 hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp. Việc sửa đổi trên là phù hợp với thực tế đa dạng của cổ đông tránh nhiều trường hợp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cổ đông. Vậy theo quy định hiện hành, cổ đông có thể cử được 2 hoặc nhiều đại diện cho mình để vừa tham dự họp vừa hỗ trợ chuyên môn cho chính cổ đông đó.
Ngoài ra, luật Doanh nghiệp 2020 cũng sửa đổi khoản 2 điều luật này về mẫu ủy quyền. Nếu Luật cũ quy định cổ đông khi ủy quyền cho người khác tham dự họp phải sử dụng mẫu của công ty phát hành thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã mở rộng quyền hơn cho cổ đông khi không bắt buộc sử dụng mẫu ủy quyền của công ty mà việc ủy quyền chỉ tuân theo pháp luật dân sự.
Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Delta để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
SĐT: 0767 987 222 - 0354 910 699
Mail: luatdeltavn@gmail.com
Địa chỉ: B18, QL1A, KDC TTVH Tây Đô, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.