HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN LÀ GÌ? CÓ THỂ UỶ QUYỀN TRONG MUA BÁN BĐS KHÔNG?

HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN LÀ GÌ? CÓ THỂ UỶ QUYỀN TRONG MUA BÁN BĐS KHÔNG?

 
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ trong đó:
Bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền thực hiện đúng phạm vi ủy quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên ủy quyền.
Bên được ủy quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được ủy quyền trong quan hệ với người thứ ba.
Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù.
Nếu bên thực hiện việc ủy quyền nhận thù lao thì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù.
Nếu bên thực hiện việc ủy quyền không nhận thù lao mà thực hiện công việc ủy quyền mang tính chất giúp đỡ, tương trợ bên ủy quyền thì đó là hợp đồng không có đền bù.
Thời hạn ủy quyền:
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Ủy quyền lại:
Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
Có sự đồng ý của bên ủy quyền.
Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu. Chấm dứt hợp đồng uỷ quyền:
Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
Hợp đồng uỷ quyền hết hạn.
Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành.
Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng .
Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành. vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể uỷ quyền trong mua bán nhà đất nếu bên ủy quyền trong nội dung ủy quyền có giao cho bên nhận ủy quyền được phép thực hiện quyền bán nhà đất thì bên nhận ủy quyền thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất là hoàn toàn hợp lý. Ngược lại, nếu người được ủy quyền đó thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi được ủy quyền thì giao dịch giữa người đó với người thứ ba sẽ vô hiệu.
Ví dụ: Ông A là chủ sở hữu một căn nhà đang cho công ty C thuê làm trụ sở. Vì lý do phải đi xa, ông A ủy quyền cho ông B thay mặt mình hàng tháng liên hệ với công ty C để nhận tiền cho thuê nhà. Hoặc có thể ông A ủy quyền cho ông B được phép đại diện theo ủy quyền, ký hợp đồng bán căn nhà này cho một bên thứ ba nào đó.
Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Delta để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
SĐT: 0767 987 222 - 0354 910 699
Mail: luatdeltavn@gmail.com
Địa chỉ: B18, QL1A, KDC TTVH Tây Đô, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.