HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN NHÀ ĐẤT CÓ BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC KHÔNG?

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN NHÀ ĐẤT CÓ BẮT BUỘC CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC KHÔNG?

 
Trước khi chuyển nhượng nhà, đất các bên thường lập hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện việc chuyển nhượng. Vậy, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực không?
Theo quy định của pháp luật thì Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất không quy định bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Khi giao kết hơp đồng đặt cọc cần lưu ý những điều khoản sau đây:
Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
Số lượng, chất lượng;
Giá, phương thức thanh toán;
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của các bên;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Phạt vi phạm hợp đồng;
Trường hợp 01 trong các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng đặt cọc thì mức phạt vi phạm được quy định như sau:
Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì các bên được phép thỏa thuận về mức phạt khi từ chối giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (gọi tắt là phạt cọc). Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì mức phạt cọc được quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, mức phạt khi từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhà đất như sau:
Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ví dụ 1: A muốn mua nhà của anh B nên hai bên đã thỏa thuận đặt cọc 100 triệu đồng (không có thỏa thuận khác), nhưng sau đó B từ chối bán nhà thì B phải trả cho A 100 triệu đồng tiền cọc và 100 triệu đồng tiền phạt cọc.
Ví dụ 2: A muốn mua nhà của B nên hai bên đã thỏa thuận đặt cọc 100 triệu đồng, cả 02 thỏa thuận nếu 01 trong 02 bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì mức phạt vi phạm sẽ gấp 10 lần so với số tiền cọc (là 1 tỷ đồng). Do đó nếu B đổi ý không bán nhà cho A thì B phải chịu mức phạt là 1 tỷ đồng cho A đúng như thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc.
Hợp đồng đặt cọc không công chứng, chứng thực có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Khi thực hiện hợp đồng đặt cọc hoặc thực hiện mua bán BĐS người dân cần kiểm tra những giấy tờ sau đây:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ);
Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng);
Sổ hộ khẩu;
Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn);
Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác).
Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật Delta để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
SĐT: 0767 987 222 - 0354 910 699
Mail: luatdeltavn@gmail.com
Địa chỉ: B18, QL1A, KDC TTVH Tây Đô, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.